Hiện nay, có rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc do đổ đèo, nguyên nhân do sự cẩu thả, kỹ năng lái xe kém của các cánh tài xế, xe không được bảo trì bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn. Hôm nay TPMS.vn sẽ giới thiệu đến các bác tài xế những nguyên tắc leo đèo, đổ đèo an toàn nhất nhé.

Những kinh nghiệm lái xe đường đèo núi
Với những nguyên tắt cần năm như kiểm tra an toàn xe trước khi lên đường, sử dụng số để hãm tốc độ xe hay những văn hóa khi tham gia giao thông, những điều trên đều giúp lái xe an toàn bất kể đường đèo hay đường trường.
Kiểm tra an toàn xe trước khi lên đường
Trước mỗi chuyến đi xa, đặc biệt là những đoạn đường qua những con đèo dài và hiểm trở như đèo Cả, đèo Hải Vân, đèo Khau Phạ, đèo Ô Quý Hồ, hay Đồng Văn, Mèo Vạc…, thì các tài xế hãy đưa xe đến garage để kiểm tra toàn bộ các chi tiết quan trọng như hệ thống phanh, tình trạng lốp, áp suất lốp, lốp bánh xe và lốp dự phòng, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh,… Những việc này nhìn rất đơn giản như nó đảm bảo cho chiếc xe của bạn ở trong tình trạng hoạt động vận hành tốt nhất, giúp bạn an tâm, tự tin lái xe hơn.

Ngoài ra, nếu là đi du lịch bụi ở nơi nhiều đồi núi hoặc đi công tác tới những nơi bạn chưa rõ địa hình thì phải tính toán lịch trình và tìm hiểu kỹ. Đường đi như thế nào, những con đèo, dốc hiểm trở ra sao, với những đoạn đường dài hàng trăm km nên việc bố trí thời gian và địa điểm dừng chân trước khi lên đèo sẽ giúp bạn và chiếc xe nghỉ ngơi trước những cung đường khó.
Leo đèo đã khó, xuống đèo còn khó hơn
Khi leo đèo, bạn hãy duy trì một tốc độ hợp lí với khả năng lái của mình, tập trung quan sát các biển báo, vạch kẻ đường để luôn chủ động trước các tình huống. Ở các vùng đường núi, việc bị khuất tầm nhìn ở những góc cua khủy tay là điều không thể tránh khỏi, nên hãy tập trung quan sát, ra hiệu bằng đèn, còi để xe đi hướng ngược lại thấy bạn. Và điều quan trọng nhất là luôn đi đúng làn đường của mình.

Đặc biệt là khi đỗ đèo, cứ áp dụng quy tắc lên số nào là xuống số đó, sở dĩ dùng số thấp để lợi dụng lực ghì (khựng lại) của hộp số để giúp giảm tốc độ của xe mà không cần dùng thắng. Có nhiều vụ tai nạn do đổ đèo hãm xe lại bằng thắng liên tục, khiến hệ thống phanh nóng lên bị trục trặc, phanh không còn ăn nên gây ra tai nạn. Lưu ý khi đổ đèo phải duy trì tốc độ thấp để đối với những xe có trọng tải lớn, điều này giúp bạn kiểm soát được chiếc xe của mình hơn.
Văn hóa khi lái xe
Trước khi nói đến lái xe có văn hóa, điều đầu tiên là phải chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ vì sự an toàn của mình cũng như tất cả mọi người; hãy tuân thủ đúng tốc độ, dừng/đỗ đúng nơi quy định, vượt xe ở nơi được phép…

Và vấn đề lái xe có văn hóa ở đây là việc giữ an toàn cho tất cả mọi người; giữ bình tình khi lái xe, tránh bấm còi liên tục gây ức chế cả cho mình và người khác, chủ động nhường xe sau muốn vượt nếu điều kiện cho phép, sử dụng đèn pha/cốt hợp lí…

Khi lái xe đường đèo dốc, hãy báo hiệu cho xe đi ngược bằng còi mỗi khi vào một góc cua khuất tầm nhìn. Khi vào cua, không bám vạch tâm đường mà nên chú ý đến vạch làn đường bên phải của mình.
Xem bài viết: Kỹ năng sử dụng phanh an toàn khi xuống dốc, đổ đèo
Khi trời tối, bạn nên sử dụng đèn cho phù hợp: hãy hạ đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều, hãy nháy đèn khi họ không chịu hạ đèn pha. Nếu gặp phải những lái xe thiếu văn hóa cứ để đèn pha chiếu mặt vào mặt lái xe đối diện, không còn cách nào khác, bạn cố gắng giữ đúng hướng đi, bám vào vạch lề đường bên phải, trường hợp cảm thấy không an toàn, hãy giảm tốc độ và dừng hẳn bên phần đường của mình để tránh bất trắc.

Khi xuống dốc, bạn hãy nhường đường cho xe đang lên dốc, vì xe lên dốc cần nhiều lực kéo hơn, và vận hành không linh hoạt bằng xe đang đổ dốc…
Trên đây là những nguyên tác giúp lái xe leo đèo và đổ đèo một cách an toàn và văn minh, chúc các bác tài xế lái xe an toàn và sức khỏe.